SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ .
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ và xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Ở bậc học này yêu cầu về kiến thức khoa học không nhiều nhưng yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm lại rất cao.Có thể nói giáo dục là một quá trình hoạt động dạy và học thật sự phong phú và sôi nồi giữa thầy và trò, làm cho các em gắn bó chặt chẻ với hoạt động học tập, lao dộng và đời sống xã hội .Vì vậy hoạt dộng giáo dục là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp. Nó bao gồm tác động nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngồi nhà trường, nó vừa mang tính tự phát và tự giác của môi trường xã hội, điều kiện kinh tế và văn hóa, tư tưởng và các đặc điểm tâm lí, tập quán của xã hội của dân tộc. Đặc biệt quá trình tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường có ảnh hưởng tích cực đến các lực lượng như gia đình, các ban ngành đồn thể có liên quan cũng như tác động thường xuyên của cơ quan văn hóa, giáo dục ngồi nhà trường, và các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí…hằng ngày hằng giờ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Có thể nói mối quan hệ phức tạp trong nhà trường, gia đình và xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động giáo dục tư tưởng của học sinh và các loại hình muôn màu muôn vẻ phức tạp khác cũng ảnh hưởng đến một phần nào nhân cách học sinh.Tùy theo khả năng tổ chúc và điều khiển cộng với sự phối hợp hoạt động của nhà giáo dục mà từ các tác động bên ngồi nhà trường có thể mang lại kết quả phát huy tác dụng hay giảm tác dụng của các yếu tố trong quá trình giáo dục học đường của nhà trường.
Quá trình giáo dục muốn đạt được kết quả tối ưu thì nhà giáo dục, phải biết tổ chức, điều khiển phối hợp đồng bộ giữa các lực bên trong và bên ngồi nhà trường củng như yếu khách và chủ quan, đặt biệt là mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa nhà trường- gia đình- xã hội nhằm phối hợp chặt chẻ với nhau xây dựng giáo dục-đào tạo của nhà trường.
Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học và nhiều văn bản pháp quy nêu rất rõ ràng cụ thể về bản chất và quá trình giáo duc-đào tạo,và về vai trò nhiệm vụ của nhà trường nói chung của người Hiệu trưởng nói riêng trong công tác tổ chức, chỉ đạo và công tác phối họp các lực ngồi xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự chỉ đạo của Đảng và quản lí của nhà nước.
Với cách hiểu và soi rọi với thực tế thấy nơi nào có sự phối hợp đồng bộ và có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhà trường - gia đình - xã hội thì nơi đó có điều kiện phát triển giáo dục tốt. Trường có Hiệu trưởng tâm quyết vì sự nghiệp xã hội hóa giáo dục thì trường dễ dàng tháo gỡ những khó khăn , tồn tại và thiếu sót, mang lại rất nhiều thành quả trong công tác giáo dục.
Để đẩy nhanh và mạnh về công tác xã hội hóa giáo dục,thực hiện tốt theo chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Trong việc huy động mọi tầng lớp tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục, thì vấn đề phối hợp với BĐDCMHS là một trong những yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến các mặt hoạt động giáo dục về chất lượng và số lượng của nhà trường.Với sự tâm đắc thấy ban đại diện CMHS là lực lượng gần gũi nhất với nhà trường và là cầu nối giữa nhà trường và ban đại diện và gia đình để chăm lo việc học tập và giáo dục học sinh.Trong những năm qua,công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinhTrường TH Vĩnh Phú đã đạt nhiều kết quả nhất định.Nhà trường đã xây dựng được một ban đại diệncha mẹ học sinh với những thành viên luôn làm việc nhiệt tình trong tinh thần phối hợp chặt chẻ,tôn trọng lợi ích của nhau.cùng hướng về mục tiêu chinh là xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh.Qua một khoảng thời gian học tập cùng với vốn kiến thức lỉnh hội được qua chuyên đề ‘Phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường,tôi thật sự cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phối hợp đặt biệt là công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trong năm học này tôi chọn đề tài HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH” ở trường Tiểu học Vĩnh Phú Ninh Quới A - Hồng Dân - Bạc Liêu.Năm học 2018-2019
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1/Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở Trường Tiểu Học Vĩnh Phú -Huyện Hồng Dân -Tỉnh Bạc Liêu.Năm học: 2018-2019 .Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường.
2/Nhiệm vụ của đề tài:
- Tiềm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài
- Mô tả, phân tích thực trạng công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.ở trường.
III/GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Việc tổ chức phối hợp của Hiệu trưởng với ban đại diện CMHS là một hoạt động rất quan trọng trong nhà trường Tiểu học, để sự phối hợp có hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau của từng trường hợp cụ thể. Khi thực hiện việc phối hợp đòi hỏi người Hiệu trưởng phải khéo léo, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong công tác phối hợp. Vì vậy tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi “ HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC’’ Ninh Quới A- huyện Hồng Dân- tỉnh Bạc Liêu, Năm học: 2018-2019”
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI:
1/Các khái niệm có liên quan đến dề tài:
-Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân,tổ chức để hổ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
-Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh,được thành lập dưới sự hổ trợ của nhà trường tổ chức và hoạt động theo điều lệ của ban đại diện cha mẹ học sinh và điều lệ trường tiểu học
Phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh là huy động ý kiến đóng góp và các nguồn lực từ phía gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh với mục đích xây dựng nhà trường và giáo học sinh trên tinh thần bình đẳng và hợp tác.
2/Cơ sở lý luận
Gia đình là cơ sở của xã hội , cha mẹ học sinh là người “thầy” đầu tiên của con cái họ, là người xây dựng nền tảng nhân cách trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên từ gia đình, mọi sự kiện xã hội được trẻ em lỉnh hội qua thái độ tình cảm của những thành viên trong gia đình , qua những định hướng giá trị của những người ruột thịt. Gia đình là môi trường để trẻ em thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành hành vi…Quan hệ gia đình là quan hệ tình thương và trách nhiệm, điều đó thuận lợi cho việc giáo dục trẻ nhỏ nếu quan hệ đó được đặt đúng.
Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân về phương diện giáo dục, gia đình tạo ra môi trường bảo đảm sự giáo dục truyền lại cho thế hệ sau những giá trị truyền thống. Giáo dục đã xem xét phân tích các vấn đề như gia đình là một lực lượng giáo dục, một thiết chế xã hội môi trường xã hội vi mô; khả năng và nhiệm vụ gia đình; những sai xót thường thấy trong giáo dục gia đình …. Và khẳng định : Gia đình là tế bào đầu tiên, tự nhiên của xã hội , là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ nhỏ, có ý nghĩa sâu sắc không chỉ cho chúng còn bé mà ngay lúc nó trưởng thành, và vì thế nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Gia đình và BĐDCM học sinh là lực lượng rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động dạy và học, và là tiềm năng thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.
Vì thế Hiệu trưởng cần phải thực hiện các công việc để phối hợp chặt chẽ với BĐD cha mẹ học sinh, trước hết người Hiệu trưởng phải được định hướng được cách làm, biết lựa chọn điều kiện phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời phải có bề dầy về kinh nghiệm, linh hoạt và tính sáng tạo của bản thân cùng với tập thể sư phạm. Từ đó người Hiệu trưởng mới có thể thu hoạch được với các kết quả khả quan mang lợi ích cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung, và của nhà trường nói riêng.
Việc phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục là biện pháp rất cần thiết và quan trọng , nhằm tạo được sự phối hợp thống nhất , đồng bộ giữa giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình. Từ đó , nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trong công tác phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh cần phải xác định rõ vai trò trung tâm chủ đạo trong việc huy động các lực ngồi xã hội .Người Hiệu trưởng phải nắm vững vai trò , vị trí gia đình , BĐD cha mẹ học sinh xác định rõ mối quan hệ giữa nhà trường với BĐD, hiểu được mục đích của người Hiệu trưởng trong việc phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh xây dựng tốt mối đồn kết gắn bó chặt chẻ . Vì BĐD cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được thành lập với sự gợi ý của nhà trường , tổ chức và hoạt động theo Điều lệ BĐD cha mẹ học sinh nhằm đảm bảo sự cộng tác giũa nhà trường và gia đình học sinh được thường xuyên và có két quả tốt . BĐD cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình mà tổ chức BĐD còn là điểm tựa trong quan hệ giữa nhà trường với các kực lựợng khác ngồi nhà trường , để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục – đào tạo
Để làm tốt công tác phối hợp,người hiệu trưởng phải xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình là người tổ chức và định hướng trong mối quan hệ phối hợp
*Vai trò của hiệu trưởng:
- Là người đại diện của nhà trường trong đó có cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh.
- Là người bảo vệ quyền lợi cho giáo viên và học sinh,dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng của cha mẹ học sinh.
- Là người tổ chưc công việc tham gia của cha mẹ học sinh vào việc hổ trợ cho nhà trường trong việc tham gia xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh
- Là người tổ chức thông tin đến cha mẹ học sinh bằng cách tạo ra những tiếp xúc đều đặn,thường xuyên với gia đình học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh.
*Nhiệm vụ của hiệu trưởng:
Hiệu trưởng phải có trách nhiệm hướng dẩn,tổ chức sự phối hợp để đạt mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.Mục tiêu đó là:
+ Thống nhất quan điểm ,nội dung,phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
+ Phối hợp, huy độngmọi lực lượng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục,xây dựng phong trào học tập,và môi trường lành mạnh,góp phần xây dựng cơ sờ vật chất cùa nhà trường ngày càng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong ngành giáo dục hiện nay.
* Muốn vậy Hiệu trưởng phải:
- Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phải đặt đúng vị trí của ban đại diện cha mẹ học sinh trong mối tương quan với các lực lượng xã hội khác mà nhà trường có quan hệ.
Nâng cao nhận thức của từng gia đình trong việc hiểu rõ nội dung, phương pháp dạy bảo con cái, tích cực phối hợp với giáo viên,với nhà trường và xã hội cũng chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ.
Nâng đỡ,ủng hộ sáng kiến của ban đại diện cha mẹ học sinh,biết đặt ra gợi ý những vấn đề thiết thực, có hiệu quả,hướng mọi hoạt động vào thực hiện những công việc đã được Hội Nghị Cha Mẹ Học Sinh thống nhất đề ra.
Đề ra những hướng khắc phục những khó khăn lớn nhất của gia đình liên quan đến giáo dục chính là sự lúng túng về phương pháp giáo dục,hoặc giải pháp cụ thể.
Bằng nhiều hình thức khác nhau,Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chủ động phối hợp xây dựng,củng cố ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh,tổ chức sự cộng tác,chỉ đạo đội ngũ giáo viên,nhất là giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh.Nhiệm vụ cụ thể:Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm;xây dựng và củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường, cấp lớp;tư vấn,định hướng cho ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động và sử dụng quỷ hội,hỗ trợ nhân lực,vật lực,thu hút hội tham gia vào công tác giáo dục cho học sinh;chỉ đạo cho giáo viên.nhân viên phối hợp tốt với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh.
3/ Cơ sở pháp lý
Hội cha mẹ học sinh là tổ chức huy động các thành viên tham gia tích cực vào công tác giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ của gia đình mà luật pháp đã quy định .
* Điều 94 Luật giáo dục đã chỉ rõ : “Trách nhiệm của gia đình”.
(1) - Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng , chăm sóc , tạo điều kiện cho con em hoặc người giàm hộ được học tập , rèn luyện , tham gia các hoạt động của nhà trường
(2) - Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hố , tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển tồn diện về đạo đức , trí tuệ , thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục , làm gương cho con em , cùng nhà trường nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
* Điều 95 Luật Giáo dục cũng chỉ ra quyền của cha mẹ học sinh :
(1) -Yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập , rèn luyện của con em.
(2) -Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường , tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh do nhà trương tổ chức .
(3) -Yêu cầu nhà trường ,cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em .
* Điều 48 Điều lệ trường tiểu học có nêu: “Trách nhiệm của nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh”.
(1) - Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh , để xây môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu , nguyên lý giáo dục .
(2) -Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức do cha, mẹ , người giám hộ của học sinh trường tiểu học giải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
a.) Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp gồm từ 3 đến 5 thành viên , có nhiệm vụ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để động viên các gia đình thực hiện trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với việc học tập , rèn luyện của con em .Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, khuyến khích cho học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu vận động học sinh bỏ học ,giúp đỡ học sinh nghèo có hồn cảnh khó khăn, học sinh khuyến tật.
b/ BĐDCMHS của trường gồm từ 3 đến 5 thành viên do các ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp cử ra,có nhiệm vụ phối hợp TTHTCĐ cấp xã dể góp phần thực hiện các quan hệ phối hợp theo quy định tại điều 49 điều lệ trường tiểu học. Trưởng BĐDCMHS của trường là thành viên của trường.
* Điều 49 điều lệ trường tiểu học đã nêu rõ: “Quan hệ giữa nhà trường ,gia đình và xã hội”
Nhà trường phải chủ động phối hợp với TTHTCĐ xã, BĐDCMHS trường, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có quyết tâm với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong cộng đồng nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung , phương pháp giữa nhà trường gia đình, xã hội.
- Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập với phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất thiết bị giáo dục của nhà trường.
II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN.
1/Khái quát về đặc điểm tình hình trường:
1.1. Thuận lợi :
- Hiệu trưởng là người đã có công tác giảng dạy nhiều năm tại điểm trường, có sự nhiệt tình trong công tác quản lý, được tập thể và lãnh đạo tin tưởng tín nhiệm.
- Được sự quan tâm sâu sát và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đảng uỷ, UBND xã Ninh Quới A.
- Đội ngũ nhà giáo có chuyên môn tương đối vững vàng được trải đều trong các khối lớp. Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, luôn cầu tiến học hỏi.
- Điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh tương đối thuận lợi.
- Trang thiết bị và ĐDDH được cấp phát đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học.
- Ở các lớp đều có bầu ra BĐD CMHS.
- BĐD CMHS trường là người thường xuyên am hiểu về nhà trường.
1.2. Khó khăn:
Trường TH Vĩnh Phú đóng trong vùng nông thôn sâu. Kinh tế xã hội gặp nhiều khò khăn nên việc quan tâm của cha mẹ học sinh rất hạn chế, thường khoán trắng cho giáo viên, làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường.
Cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu cho hoạt động dạy – học theo phương pháp đổi mới hiện nay.
Trình độ chuyên môn giáo viên chưa đồng đều cũng như giáo viên cao tuổi, 9 + 3 còn nhiều cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy..
1.3. Thực trạng của nhà trường:
a. Đặc điểm chung của trường:
Trường TH Vĩnh Phú, Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu thuộc một vùng nông thôn sâu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp. Trình độ dân trí chưa đồng đều cũng làm ảnh hưởng một phần đến giáo dục con em.
1.4. Tình hình nhân sự:
* Tổng số nhân sự : 25 /9 nữ
Chia ra : - Ban giám hiệu : 2
- Kế toán : 1 / 1
- TPT Đội : 1
- Nhân viên : 1 / 1
- Thư viện : 1
- Giáo viên tiểu học : 21 / 4
* Trong tổng số nhân sự :
- Đảng Viên : 8
- Đoàn ViênTN : 02
- Công đoàn viên : 25 / 9
- Trình độ nghiệp vụ đạt trên chuẩn : 16
- Trình độ nghiệp vụ đạt chuẩn THSP trở lên: 23 / 9
1.5. Tình hình cơ sở vật chất:
- Tổng số điểm trường: 01 điểm
- Tổng số phòng : 18 phòng. Trong đó : 15 phòng học
- Phòng hiệu trưởng : 01
- Phòng thư viện : 01
- Bàn ghế học sinh : 245 bộ bằng 490chổ ngồi, bàn ghế GV : 15 bộ; bảng chống lố : 15 cái; tủ đựng hồ sơ : 15 cái.
Với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị nêu trên phục vụ đủ cho 15 phòng học dành cho các em học sinh, đảm bảo cho 15 lớp học, học sinh học trong hai ca sáng và chiều ..
Nhìn chung khuôn viên trường ở 4 điểm được ngăn cách rõ rệt với các địa giới bên ngoài, có rào tường khép kín tạo nên khuôn viên trường có vẻ mĩ quan sạch đẹp, trường có 1 điểm chính khuôn viên rộng tạo điều kiện tốt cho học sinh vui chơi trong những giờ giải lao.. Qua đó trường đã tạo ra được mọi điều kiện tốt trong việc phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
2. Công tác huy động duy trì sĩ số và chất lượng học sinh:
2.1 Công tác huy động:
Trường kết hợp với lực lượng ngồi xã hội, đặc biệt là BĐD cha mẹ học sinh, gia đình học sinh, làm tốt công tác vận động tuyên truyền “ Ngày tòan dân đưa trẻ đến trường” . Trường huy động được tổng số lớp là : 15 lớp, với tổng số học sinh 490/
* Chia ra các khối lớp như sau:
+ Khối 1: 109/56 nữ
+ Khối 2: 79/ 43nữ
+ Khối 3: 107/58 nữ
+ Khối 4: 104/47nữ
+ Khối 5: 109 /52nữ
* Trong tổng số : - Trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%
- Trẻ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt 100%
2.2. Công tác duy trì sĩ số và chất lượng đào tạo học sinh:
Trong nhiều năm liền, công tác huy động học sinh ra lớp, công tác duy trì sĩ số và công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường chứng tỏ có hiệu quả cao và phát triển rõ rệt. Tình hình huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đều tăng hàng năm. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Về chất lượng, tỷ lệ học sinh đều tăng trong nhiều năm liền, tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp tiểu học tăng nhanh và giữ vững tỷ lệ 100% – 100%.
3. Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Trường TH Vĩnh Phú BĐD cha mẹ học sinh hoạt động tương đối nhịp nhàng trải qua hai năm liền có đóng góp rất nhiều công lao quý báo cho nhà trường. Hội cha mẹ học sinh được thành lập có sự gợi ý hỗ trợ của nhà trường và tổ chức hoạt động theo điều lệ BĐD CMHS theo QĐ số 55/ 2008/ QĐ-BGDĐT BĐD cha mẹ học sinh của trường TH Vĩnh Phú gồm có 9 thành viên, nhiệm kỳ 1 năm.
Trong đó : 1 trưởng ban
1 phó ban
1 thư ký
1 thủ quỷ
Còn lại 5 Uỷ viên đại diện cho 5 khối lớp từ 1 đến 5. Mỗi lớp thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 3 người ( 1 trưởng ban ; 1 phó ban ; 1 thư ký ).
Nhìn chung các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh là những người có uy tín trong địa phương, có sự hiểu biết về công tác giáo dục, có khả năng và nhiệt tình trong công tác xã hội.
III/ THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI BĐD CHA MẸ HỌC SINH:
1. Công tác tổ chức BĐD cha mẹ học sinh đầu năm:
Hội nghị cha mẹ học sinh là một hình thức tổ chức phối hợp tích cực do nhà trường và BĐD cha mẹ học sinh tổ chức nhằm tổng kết công tác phối hợp trong quá trình năm học trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ, biện pháp cơ bản, chương trình hành động cụ thể trong hoạt động chung của nhà trường và BĐD cha mẹ học sinh, gia đình trong năm học mới. Với ý nghĩa, yêu cầu nêu trên, trong năm học 2017-2018 vừa qua, Ban lãnh đạo nhà trường đã phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh thực hiện tương đối đầy đủ với các kỳ họp trong năm học đạt kết quả như sau:
1.1. Hội nghị trước khi nghỉ hè:
Sau khi nhà trường giảng dạy xong hồn thành hết chương trình để kết thúc năm học người hiệu trưởng nhà trường tiến hành phiên họp giữa lãnh đạo nhà trường với Ban chấp hành công đồn và hội cha mẹ học sinh bàn bạc thảo luận trao đổi nhằm đánh giá về các hoạt động phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch năm học của trường và BĐD cha mẹ học sinh kết hợp thão luận đề ra chương trình, biện pháp hoạt động trong hè, dự kiến đề ra một số định hướng về chương trình kế hoạch trong năm học tới.
- Về thời gian tổ chức của nhà trường, hằng năm thường tổ chức vào thời gian ngày 20 tháng 6, địa điểm tổ chức phiên họp Tại văn phòng nhà trường.
- Về nội dung phiên họp:
+ Hiệu trưởng báo cáo các kết quả hoạt động của nhà trường trong năm học qua, so sánh đối chiếu với kế hoạch đầu năm đã đề ra. Hiệu trưởng củng phân tích được những mặt thành tựu và những mặt còn tồn tại.
+ Chủ tịch công đồn trường báo cáo hoạt động chính của công đồn trường đã đạt được trong năm học, về công tác thi đua khen thưởng và công tác thực hiện kỷ cương nền nếp trong nhà trường, công tác chăm lo đời sống cán bộ giáo viên – công nhân viên và học sinh đặc biệt là xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
+ Trưởng BĐD cha mẹ học sinh báo cáo kết quả hoạt động trong việc phối hợp và hỗ trợ nhà trường của hội cha mẹ học sinh, soi gọi lại quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động của BĐD trong phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm học.
+ Trong phiên họp các thành viên dự họp tham gia nhận xét đánh giá về những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong quá trình làm công tác phối hợp hoạt động của nhà trường trong năm học qua, mạnh dạng đưa ra ý kiến bàn luận biện pháp phát huy và khắc phục trong thời gian tới. Đưa ra định hướng một số mặt hoạt động chính trong năm học tới. Về công tác vận động học sinh ra lớp, hướng khắc phục học sinh bỏ học giữa chừng và chỉ tiêu phấn đấu thi đua, công tác tu sữa cơ sở vật chất, có kế hoạch trợ giúp các phong trào do nhà trường đề ra trong năm học.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường phối hợp định ra các hoạt động tronh hè như : Phụ đạo học sinh yếu, tu sữa bảo quản cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới, kết hợp giáo dục con em học tập ở nhà trong các tháng nghỉ hè.
1.2. Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm:
Bước vào đầu năm học mới nhà trường tổ chức hội nghị BĐD cha mẹ học sinh đầu năm, nhằm để thông báo các chủ trương chính sách và đề ra các phương pháp kế hoạch hoạt động trong năm học mới của ngành và dự thảo kế hoạch của trường đó là các chỉ tiêu vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi, đẫy mạnh công tác xã hội hố giáo dục ở địa phương, kế hoạch chương trình giảng dạy trong năm học mới... Đồng thời bàn kế hoạch phối hợp giữa hiệu trưởng nhà trường với BĐD cha mẹ học sinh trong năm học mới, củng cố lại Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội nghị được tiến hành cụ thể như sau:
a, Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng :
- Hình thức tổ chức hội nghị tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: Thời gian tiến hành họp mặt cha mẹ học sinh từng lớp của trường hằng năm vào ngày 25 / 9.
+ Bước 2: Hội nghị đại biểu cha mẹ học sinh tồn trường tổ chức vào thời gian cuối tháng 9, nhằm để xây dựng kế hoạch hoạt động của BĐD trong năm học mới. Thành phần gồm:
* Về phía nhà trường: Ban lãnh đạo trường, ban chấp hành công đồn trường và một số giáo viên.
* Về phía BĐD cha mẹ học sinh: Ban đại diện CMHS nhiệm kỳ trước và mỗi lớp có từ 1 đến 3 đại biểu đại diện.
- Nội dung chuẩn bị: Nội dung hội nghị được chuẩn bị chung cho cả các lớp và tồn trường là đầu năm tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào việc chăm lo giáo dục con cái ở gia đình. Tích cực tham gia các phong trào thi đua nâng cao chất lượng giáo dục phối hợp với nhà trường.
- Tiến hành bầu BĐD lớp và tồn trường:
* Về cơ cấu nhân sự: Đối với lớp gồm 3 người ( trưởng ban, phó ban, thư ký ). Ban đại diện cha mẹ học sinh trường gồm có 9 người ( 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 thư ký, 1 thủ quỹ, còn lại 5 uỷ viên trong ban đại diện ). Lấy biểu quyết trong hội nghị đưa ra số lượng BĐDCMHS trường.
* Về tiêu chuẩn: Thành viên của BĐD là chọn lựa những vị có uy tín trong các bậc cha mẹ học sinh và ở địa phương, có ý chí nhiệt tình về sự nghiệp giáo dục, có năng lực tổ chức hoạt động của hội.
* Quá trình chuẩn bị hội nghị: Hiệu trưởng kết hợp với BĐD nhằm hỗ trợ giúp BĐD trong việc tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm. Hiệu trưởng tiến hành làm các công việc kế tiếp đó là: Hiệu trưởng thông báo đến cán bộ giáo viên về kế hoạch tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, chuẩn bị nội dung báo cáo trong hội nghị, chuẩn bị cơ sở vật chất giúp BĐD tổ chức hội nghị, gữi thư mời đến gia đình học sinh, tiếp sức soạn thảo về phương hướng hoạt động của BĐD trong năm học mới theo đúng điều lệ BĐDCMHS.
b, Tiến hành tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm:
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức đề ra chương trình nội dung kế hoạch khi tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh cần nắm và thực hiện.
- Trưởng ban đại diện CMHS trường lên báo cáo quá trình hoạt động của BĐD năm học trước.
- Hiệu trưởng báo cáo hoạt động của nhà trường trong năm học trước và tình hình thực tế trong năm học mới.
- Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lên trình bày dự thảo về phương hướng kế hoạch hoạt động của BĐD trong năm học mới.
- Các thành viên trong hội nghị bàn bạc kế hoạch hoạt động của BĐD và biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch cùng thống nhất, nhằm để hồn thành tốt kế hoạch đề ra.
- Ban lãnh đạo nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra định hướng, điều khiển bầu BĐD cha mẹ học sinh nhiệm kỳ mới.
- Trong quá trình hội nghị thư ký ghi chép rõ ràng cuối cùng thư ký thông qua nghị quyết của hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm.
DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH NĂM HỌC 2018-2019
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Chức vụ | Khu vực phụ trách | Ghi chú |
1 | Lâm Văn Chí | Ninh Thạnh | Trưởng ban | Chung |
|
2 | Lê Văn Bang | Ninh Hiệp | Phó ban | Ninh Hiệp |
|
3 | Nguyễn Tú Nhi | Ninh Lợi | Thư Ký | Ninh Lợi |
|
4 | Phạm Chí Lăng | Ninh Thạnh | Thủ quỹ | Ninh Thạnh |
|
5 | Nguyễn Kim Lầu | Ninh Lợi | Thành viên | Ninh Lợi |
|
6 | Trang Văn Hóa | Ninh Lợi | Thành viên | Ninh Lợi |
|
7 | Nguyễn Văn Hát | Ninh Thạnh | Thành viên | Ninh Thạnh |
|
8 | Đặng Văn Dưỡng | Ninh Lợi | Thành viên | Ninh Lợi |
|
9 | Nguyễn Văn Quyền | Ninh Hiệp | Thành viên | Ninh Hiệp |
|
* Phân tích
* Ưu điểm và nguyên nhân:
Việc tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường thực hiện hình thành cơ cấu được ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường và các BĐD ở các lớp. Do vậy người hiệu trưởng phải phát huy hết năng lực của mình tích cực chủ động đánh giá cao vai trò hoạt động của tổ chức Hội, linh hoạt nhạy bén đề cao vai trò hoạt động của ban đại diện, tạo điều kiện tốt cho hội hoạt động, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với BĐD nhằm để thực hiện tốt công tác giáo dục. Thể hiện với lòng mến phục và tôn trọng lẫn nhau, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động của ban đại diện và sự phối hợp có kết quả giữa nhà trường và gia đình.
Hội nghị hội cha mẹ học sinh là một hình thức tổ chức phối hợp tích cực do nhà trường và hội tổ chức hằng năm nhằm tổng kết công tác phối hợp trong năm học trước, thông qua đó nhằm để đúc kết những kinh nghiệm cần thiết qua quá trình hoạt động suốt trong năm học và đề ra những nhiệm vụ, biện pháp, chương trình hành động cụ thể trong hoạt động chung của nhà trường và ban đại diện trong năm học mới.
Thông qua hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm, giúp cho cha mẹ học sinh nắm được kết quả học tập của con em mình trong năm học ở mức độ thích hợp. Đồng thời yêu cầu cha mẹ học sinh đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho con em học tập ở nhà, thực hiện tốt những nguyên tắc hình thức tác động cần thiết.
Định hướng được chương trình hình thức của BĐD trường và BĐD cha mẹ học sinh lớp có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh ngồi giờ lên lớp ( giáo dục các em ở nhà ).
Bầu cử được BĐD cha mẹ học sinh nhiệt tình có khả năng hoạt động mang lại nhiều kết quả tốt cho nhà trường.
Trước tiên tiến hành tổ chức họp mặt cha mẹ học sinh ở các lớp để bàn bạc và qua đó BĐD lớp cử chọn đại biểu dự hội nghị BĐD cha mẹ học sinh tồn trường, chính vì cha mẹ học sinh các lớp là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành tổ chức hội nghị BĐD cha mẹ học sinh tồn trường. Đồng thời tìm ra những biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh lớp mình, vừa là động lực giúp cha mẹ học sinh tham gia tích cực công việc giáo dục của nhà trường, giúp cha mẹ học sinh có phương pháp giáo dục con em trong gia đình. Đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm và hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường, nhằm để tạo điều kiện giúp họ rèn luyện và hướng dẫn con em mình.
Hiệu trưởng củng cần hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho cha mẹ học sinh góp ý kiến với lớp, với trường. Vì đây là một việc mà có thể giáo viên thường bỏ qua. Hiệu trưởng cần nhắc lại nhiệm vụ quyền hạn của phụ huynh học sinh trong việc giáo dục con em thể hiện qua mối quan hệ với nhà trường theo quy định của pháp luật không nên giao khốn cho nhà trường mà phải gia đình gắn liền với nhà trường chăm lo giáo dục việc học tập của các em.
Hiệu trưởng làm tốt các mặt này thì BĐD cha mẹ học học sinh đầu năm sẻ được hòan hảo, và thành công trong công tác phối hợp, nhất thiết sẻ được nhiều kết quả cao.
Kết quả hội nghị hội cha mẹ học sinh đầu năm tạo ra được nhiều thuận lợi cho nhà trường về mọi mặt như: Ngoàii các việc họp bàn thống nhất về giáo dục công việc học tập của các em, mà còn đưa ra xây dựng nguồn quỹ Hội nhằm để có kinh phí hỗ trợ cho các phong trào của nhà trường ( Các ngày lễ lớn trong năm học: Nhà giáo Việt Nam 20/11 ; ngày tổng kết năm học...). Cũng từ nguồn quỹ BĐD cha mẹ học sinh còn định hướng trợ giúp nhà trường chăm lo xây dựng cơ sở vật chất nhà trường như lát lại nền sụp lúng, sữa chữa bàn hư, Bên cạnh chăm lo đóng góp cho nhà trường về các mặt đã nêu trên BĐD còn trợ giúp cho các em học sinh nghèo hiếu học bằng cách mua tập sách, quần áo... Từ nguồn quỹ BĐD mà chính cha mẹ học sinh đóng góp, đại diện cha mẹ học sinh chi cho các phong trào của các em học sinh như: thi học sinh giỏi, thi đố vui để học… Đó cũng là những định hướng của BĐD trong năm học qua. Nhìn chung hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm học là một điều kiện tốt nhằm để đẫy mạnh sự đồn kết gắn bó giữa nhà trường với BĐD cha mẹ học sinh cùng nhau chung sức đẫy mạnh công tác giáo dục ở địa phương.
- Tồn tại :
Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm nên gặp lúng túng trong quá trình điều khiễn hội nghị và trong việc giải trình những thắc mắc của cha mẹ học sinh đưa ra về biện pháp giáo dục học sinh.
Thời gian hợp một buổi mặc dù tiết kiệm thời gian, song thời gian hợp quá ít củng làm hạn chế kết quả hội nghị.
Việc động viên cha mẹ học sinh đi hội nghị chưa hiệu quả ở một số lớp.
Tổng số cha mẹ học sinh tham gia hội nghị 420/490 học sinh.
Một số biên bản hợp chưa phản ánh hết nội dung cuộc hợp khó cho hiệu trưởng tổng hợp ý kiến
* Đề xuất biện pháp:
Giáo viên chủ nhiệm có thể xin chữ ký của phụ huynh để kiểm tra việc mượn viết giấy phép và xin số điện thoại ghi vào sổ liên lạc để liên lạc khi học sinh nghỉ học không lý do.
Hiệu trưởng có thể yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho phụ huynh không đi dự hội nghị nắm bắt những nội dung hội nghị trực tiếp hoặc thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, nhằm tránh việc khóan trắng con em mình cho nhà trường
Hiệu trưởng cũng nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lựa chọn giáo viên có thể viết biên bản được để làm thư ký, như vậy thông tin hội nghị mới chính xác, giúp hiệu trưởng dể dàng nắm bắt thông tin hơn.
*Về hội cha mẹ học sinh cấp trường Hiệu trưởng cần sắp xếp thời gian, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cũ tổ chức đúng quy trình trên cơ sổ phối hợp dự kiến.Có như vậy, các ban đại diện lớp mới thấy được sự cần thiết, ý nghĩa của việc thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh,từ đó nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp, tham gia xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh.
Tất cả nội dung hội nghị sẽ trở thành nghị quyết, là một trong những cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho hoạt động hội sau này.
Hiệu trưởng phân công giáo viên cắt nhũng hàng chữ trang trọng “Nhiệt liệt chào mừng các bậc cha mẹ học sinh đến tham dự hội nghị cha mẹ học sinh cấp lớp’’treo ngay cổng trường.Việc này tuy nhỏ song cũng thể hiện sự tôn trọng của nhà trường đối với các bậc phụ huynh và làm tăng thêm sự trang trọng cho hội nghị .2. Công tác Hiệu trưởng với ban đại diện cha mẹ học sinh:
2.1. Xây dựng và củng cố ban đại diện cha mẹ học sinh:
Hiệu trưởng giúp đỡ BĐD cha mẹ học sinh tổ chức cuộc họp sau khi hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu năm nhằm phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên trong BĐD cha mẹ học sinh, từ đó trưởng BĐDCMHS lập kế hoạch tổ chức điều hành về các hoạt động của BĐD, thực hiện theo nghị quyết hội nghị BĐD cha mẹ học sinh. Đồng thời phối hợp tốt các thành viên trong BĐDCMHS nhằm nâng cao uy tín và hiệu quả Ban đại diện. Hiệu trưởng cần đề cao vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên trong ban đại diện là thông báo đến tất cả đến giáo viên, công nhân viên trong nhà trường biết các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường.
2.2. Xây dựng lề lối phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
* Hiệu trưởng thường xuyên gặp gỡ, bàn bạc với ban đại diện để phối hợp tốt với ban đại diện trong mọi hoạt động định hướng ra được lề lối làm việc, họp liên tịch định kỳ mỗi tháng 1 lần có quy định ngày giờ cụ thể, hội nghị này do trưởng ban đại diện làm chủ toạ với thành phần gồm có Hiệu trưởng và thành viên BĐD, còn hội nghị liên tịch cuối năm học thì đòi hỏi phải có các thành viên khác nhằm đánh giá kết quả hoạt động của BĐD trong tháng và năm học nhằm để đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch chung. Hàng tháng sau khi họp liên tịch với BĐDCMHS Hiệu trưởng thông báo về kết quả hoạt động của BĐD cho giáo viên biết.
* Có rất nhiều hình thức phối hop khác nhau Hiệu trưởng trường đã cung cấp các thông tin về tình hình diễn biến giáo dục của nhà trường và những yêu cầu của trường mà BĐD có thể hỗ trợ. Từ đó BĐD có thể nắm vững tình hình của trường và qua đó ban đại diện tham gia giáo dục tiếp sức với nhà trướng thực hiện công tác giáo dục đạt hiệu quả. Hiệu trưởng luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của BĐD giải thích thoả đáng các vấn đề mà BĐD cha mẹ học sinh đặt ra, từ đó tạo điều kiện cho BĐD tin tưởng ở nhà trường và sự phối hợp trở nên nhịp nhàng đồng bộ trong công tác phối hợp giữa hiệu trưởng với BĐD cha mẹ học sinh.
* Phân tích: Ưu điểm nguyên nhân:
Công tác phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh, nghệ thuật của Hiệu trưởng trong công tác phối hợp là biết nâng đỡ, ủng hộ sáng kiến của cha mẹ học sinh, biết đặt ra những công việc thiết thực có hiệu quả sao cho BĐD biết đặt đúng vị trí của BĐD cha mẹ học sinh trong tương quan với các lực lượng xã hội khác mà nhà trường có liên quan. Hiệu trưởng nhận thấy BĐD là lực lượng phối hợp thường xuyên, gắn bó quan trọng nhất. Cần định hướng đúng nội dung hoạt động của BĐD theo các chức năng và nhiệm vụ trọng yếu vào thực hiện nghị quyết đã được hội nghị Hội cha mẹ học sinh thống nhất đề ra, Hiệu trưởng luôn xác định rằng quan hệ giữa nhà trường với BĐD cha mẹ học sinh là quan hệ bình đẳng hợp tác, nhưng người Hiệu trưởng nhà trường phải chủ động giúp đỡ BĐD trong mọi hoạt động để đạt được mục tiêu của BĐD là “Chăm lo hỗ trợ tích cực các phong trào hoạt động giảng dạy giáo dục của nhà trường”. Vì BĐD là một tập hợp các gia đình trong đó mỗi thành viên là một đại diện của gia đình cụ thể. Mỗi gia đình có thể có những điều kiện, hòan cảnh cách thức phối hợp với nhà trường khác nhau trong lĩnh vực giáo dục học sinh. BĐD là một chỉnh thể thống nhất về tư tưởng hành động, biện pháp thực hiện nghị quyết của hội nghị là sức mạnh tổng hợp có sức thuyết phục to lớn đến từng thành viên cá nhân của BĐD và rộng hơn là đến tận gia đình học sinh. Lực lượng của BĐD là tập hợp được đầy đủ các thành phần phụ huynh, đủ các đơn vị tổ chức xã hội, những việc làm mà BĐD có thể làm là tuyên truyền vận động phát huy cao khả năng đóng góp của từng gia đình học sinh cho sự nghiệp giáo dục chung của nhà trường.
BĐD vừa là cầu nối vừa là cánh tay đắc lực của nhà trường, BĐD luôn gần gủi quan tâm theo dõi hỗ trợ vô tư về mọi phương diện: tinh thần, vật chất, hình thức, biện pháp...
Qua đó cho thấy BĐD cha mẹ học sinh đóng vai trò tự nguyện rất tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Cũng như năm học 2017 - 2018 BĐD cha mẹ học sinh trợ giúp rất nhiều công sức quý báo cho nhà trường như : Ngay từ đầu năm học làm công tác tu sữa trang bị cơ sở vật chất, vận động tuyên truyền mọi người đóng góp công sức tiền của để xây dựng và nhà trường vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, BĐD còn tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường., đóng góp cây cảnh cho phong trào xanh – sạch – đẹp. Mọi phong trào thi đua, mọi hoạt động, mọi thành quả của nhà trường đều có công sức không nhỏ của BĐD cha mẹ học sinh.
Thành quả mà BĐD trợ giúp cho nhà trường ở năm học qua điều đó cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm cao trong công tác phối hợp với các lực lượng bên ngồi xã hội, đặc biệt đây là sự phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong đơn vị nhà trường. Ta cò thể khẳng định Hiệu trưởng đã làm tốt vai trò trung tâm trong công tác phối hợp.
. Tồn tại nguyên nhân:
Song bên cạnh đó, trong quá trình trợ giúp của BĐD cho nhà trường cũng gặp phải những khó khăn, đó là đặc thù trường thuộc vùng nông thôn sâu, đời sống nhân dân còn nghèo, nên việc vận động đóng góp của hội chưa đạt cao so với yêu cầu đặt ra theo các nguồn dự kiến của BĐD những tinh thần hoạt động mạnh của BĐD quyết tâm cống hiến vì sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Vì tương lai con em BĐD đã làm tròn được nhiệm vụ của mình trong năm học vừa qua, điều đó cho thấy dù khó khăn thiếu thốn về vật chất kinh tế, nhưng biết chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng thì sẻ mang lại kết quả cao. Từ đó nhận thấy năm học vừa qua sự phối hợp giữa Hiệu trưởng với BĐD khắn khít với nhau như anh em keo sơn một nhà cùng chung sức với nhau đẫy mạnh sự nghiệp giáo dục của nhà trường ngày một tiến nhanh dần theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh:
3.1. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh và hỗ trợ thực hiện kế hoạch của BĐDCMHS:
- Ngay từ đầu năm học mới Hiệu trưởng có kế hoạch hướng dẫn đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực chuẩn bị tham gia tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh bằng các việc làm cụ thể :
+ Nắm chất lượng ở hai môn Tóan và Tiếng Việt cuối năm học 2016-2017để nắm tình hình học tập của học sinh đầu năm.
+ Tìm hiểu hòan cảnh gia đình học sinh, năng khiếu từng em.
+ Chỉ đạo giáo viên gặp gia đình học sinh trao đổi về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
Sau khi tổ chức hội nghị BĐD cha mẹ học sinh đầu năm, việc xây dựng phương hướng kế hoạch hoạt động của hội việc tìm hiểu và giúp đỡ hội thực hiện kế hoạch là vấn đề mà Hiệu trưởng cần quan tâm hàng đầu. Hiệu trưởng giúp đỡ giáo viên nắm vững nội dung kế hoạch hoạt động của BĐD chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua học sinh tuyên truyền vận động gia đình phụ huynh tích cực đóng góp thực hiện chủ trương kế hoạch nghị quyết của BĐDCMHS.
3.3. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường :
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong quan hệ phối hợp với gia đình học sinh bằng nhiều hình thức như :
- Thông qua sổ liên lạc để thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh hàng tháng, theo định kỳ giáo viên chủ nhiệm phải gửi sổ liên lạc về cho gia đình học sinh. Khi gửi về gia đình phụ huynh phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung: học tập và sự chuyên cần, phẩm chất đạo đức của các em ở trường...
- Trước khi gửi sổ liên lạc về gia đình học sinh thì Hiệu trưởng đánh giá như việc giúp gia đình phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em họ. Điều này nhằm đôn đốc, nhắc nhỡ chỉ đạo giáo viên chủ nhệm thực hiện và xem như là tiêu chuẩn đánh giá thi đua của giáo viên.
- Hình thức gửi thư mời phụ huynh đến gặp giáo viên chủ nhệm để trao đổi ở trường khi có học sinh học tập bị sa súc rõ rệt : thường xuyên bỏ học không lý do và khi có học sinh có những biểu hiện bất thường về hành vi đạo đức.
- Hiệu trưởng chị đạo đón tiếp phụ huynh khi đến liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, luôn luôn giữ vững mối đòan kết thân thiện và bằng thiện ý của mình. Hướng dẫn cho giáo viên khi phụ huynh đến liên hệ về học tập của con em, khi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh trong công tác phối hợp giáo dục.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức và tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của chi hội lớp mình phụ trách.
3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm ý thức được vai trò của mình trong việc chủ động tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của BĐD lớp như :
+ Tham gia xây dựng Ban đại diện và cũng cố hoạt động của BĐD lớp.
+ Tích cực vận động gia đình phụ huynh học sinh thực hiện nội dung kế hoạch của BĐD lớp.
+ Tham gia giúp đỡ BĐD sử lý các thông tin phản ánh góp ý xây dựng của gia đình phụ huynh đối với đội ngũ sư phạm.
+ Đôn đốc theo dõi và động viên các thành viên đại diện thực hiện nghị quyết của BĐD.
+ Thông tin với thành viên BĐD những tâm tư tình cảm của phụ huynh học sinh đối với hoạt động của trường.
+ Hiệu trưởng thông qua gặp gỡ trao đổi với gia đình học sinh với sự phối hợp của BĐD trong công tác giáo dục. Hiệu trưởng nắm bắt kịp thời những tâm tư tình cảm của phụ huynh học sinh và thông tin lại với BĐD nhằm tạo điều kiện góp ý xây dựng giúp BĐD trường điều hành tốt hoạt động của các BĐD lớp của cả tổ chức BĐD. Đồng thời chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm làm tốt vấn đề quan trọng như :
* Tìm hiểu thông tin với BĐD lớp về hòan cảnh khó khăn của một số gia đình phụ huynh học sinh để BĐD tạo điều kiện giúp đỡ.
* Ghi nhận và thông tin với ban đại diện trường về tinh thần khả năng điều kiện đóng góp của những phụ huynh tích cực tham gia phong trào hoạt động của BĐD lớp.
* Thông tin với BĐD lớp và hiệu trưởng kịp thời đến những gia đình có con em học sinh bỏ học.
( * ) Phân tích :
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện sự phối hợp với gia đình học sinh, triển khai các nghị quyết giữa nhà trường với BĐD cha mẹ học sinh ở lớp. Do vậy, qua việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng cần phải thể hiện rõ chức năng, vai trò của người quản lý trong công tác xây dựng mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với BĐD cha mẹ học sinh làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các nhiệm vụ của mình trong công tác phối hợp với gia đình, đảm bảo cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện có nề nếp, có chất lượng các hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh. Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên chủ nhiệm lớp có khả năng vận động thiết phục, biết gợi ý, hướng dẫn hoạt động của chi hội lớp, làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu của các hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và nắm vững chủ trương chung của nhà trường về nhiều mặt để khi cộng tác với cha mẹ học sinh có được tiếng nói chung từ phía nhà trường. Hiệu trưởng làm cho giáo viên thấu hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của BĐD cha mẹ học sinh. Thực hiện công việc này Hiệu trưởng có thể thông qua hội đồng sư phạm hay tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, chỉ dẫn họ trong quá trình công tác. Trong quá trình giao việc hiệu trưởng thường xuyên có kiểm tra công tác phối hợp với BĐD lớp và gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm nhằm làm cho giáo viên chủ nhiệm hiểu được trách nhiệm của mình, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phối hợp, khắc phục được những hiện tượng giáo viên có thái độ hời hợt trong quan hệ với gia đình học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác phối hợp với BĐD lớp và phụ huynh học sinh. Đảm bảo được mối thông tin hai chiều trong việc tổ chức phối hợp giữa gia đình và BĐD cha mẹ học sinh mang lại nhiều kết quả khả thi. Đảm bảo tốt nguồn thông tin kịp thời về kết quả học tập của học sinh hàng tháng, nhằm giúp phụ huynh học sinh nắm bắt uốn nắn con em mình trong quá trình học tập ở nhà.
Nhận thấy, trong năm học vừa qua hiệu trưởng làm tốt công tác chỉ đạo đối với giáo viên chủ nhiệm phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh, nên kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường về chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt, học sinh đạt tỷ lệ lên lớp thông qua bảng đối chiếu:
* Chất lượng năm học 2017-2018:
Tiếng Việt | Toán | Năng Lực | Phẩm Chất |
98,57 | 98,78 | 100% | 100% |
* Chất lượng năm học 2018-2019:
Tiếng Việt | Toán | Năng Lực | Phẩm Chất |
99,36 | 99,36 | 100% | 100% |
Công tác giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình, hội cha mẹ học sinh gắn bó mật thiết nên hai năm học liền học sinh được xếp loại năng lực và phẩm chất đạt 100%. Với kết quả đó làm cho hội và các bậc cha mẹ học sinh thấy rõ sự ích lợi của việc phối hợp, tạo nên được niềm tin vào nhà trường trong việc học tập của con em mình. Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và hội cha mẹ học sinh gắn bó khắn khít mật thiết thì mọi phong trào của nhà trường sẻ được hòan thiện và đạt kết quả cao. Trong đó người Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo phối hợp tạo được cầu nối nhà trường gắn liền với gia đình và BĐD cha mẹ học sinh.
* Kết quả XHH năm 2016-2017:
- Không có học sinh bỏ học.
- Công An tỉnh Bạc Liêu: Tặng 100 quyển tập trị giá: 200.000đ.
- Hội cửu chiến binh xã Ninh Quới A tặng: 10 cập học sinh trị giá: 500.000đ.
- Công an giao thông xã Ninh Quới A tặng: 50 áo phao tặng học sinh trị giá: 1.500.00đ.
- Điện lực Hồng Dân tặng 10 cái cập trị giá: 2.000.000đ.
- UBND xã Ninh Quới A tặng 500 tập trị giá: 1.000.000đ.
- Liên đoàn lao động huyện Hồng dân tặng 10 cập phao trị giá: 1.000.000đ.
- Quầy văn phòng phẩm Anh Thư Ngan Dừa tặng 100 tập trị giá: 200.000đ.
Tổng cộng trị giá: 6.000.000đ
* Kết quả XHH năm 2017-2018:
- Không có học sinh bỏ học.
- Đài triền thanh Huyện Hồng Dân tặng 25 cây quạt gió treo tường trị giá: 5.000.000đ.
- Điện lực Hồng Dân tặng 15 bống đèn thấp sáng và dây điện trị giá: 2.500.000đ.
- Công An tỉnh Bạc Liêu tặng: 200 quyển tập và 200 cây viết trị giá: 1.600.000đ.
- Phụ huynh các lớp tặng 16 cây quạt đứng trị giá : 4.000.000đ.
- Vận động các mạnh thường quân là phụ huynh của trường tham gia giúp học sinh nghèo, khó khăn có nguy cơ bỏ học tổng số tiền là: 2.350.000đ tặng cho các em nhân ngày khai giảng năn học mới. Tổng số em được tặng quần áo là 23 em.
Tổng số tiền là: 15.450.000đ
C/ PHẦN KẾT LUẬN.
1. Đánh giá chung về biện pháp Hiệu trưởng phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh :
Qua thực trạng và phân tích biện pháp Hiệu trưởng phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh ở trường TH Vĩnh Phú trong năm học vừa qua mang lại rất nhiều kết quả cho nhà trường, đó là :
- Hiệu trưởng nhận thấy được tầm quan trọng trong việc tổ chức phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh là một việc làm rất cần thiết cho nhà trường. Vì BĐD cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình mà trong nhiều trường hợp với các lực lượng xã hội khác ngòai nhà trường. Người hiệu trưởng vận dụng từ những thế mạnh đó bằng sự hiểu biết của mình và sự linh hoạt trong công tác quản lý để có biện pháp phối hợp tốt với BĐD cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng luôn xác định mình phải là người chủ động, cũng là người trung tâm trong công tác tạo mối quan hệ phối hợp. Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng chúng ta thấy được năm học vừa qua Hiệu trưởng chủ động tốt trong việc thực hiện các biện pháp phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh bằng những việc làm thiết thực như :
+ Cuối năm học Hiệu trưởng đã tổ chức được cuộc họp BĐD cha mẹ học sinh với nhà trường nhằm đánh giá lại quá trình hoạt động của BĐD và đề ra phương hướng hoạt động trong hè, định được chương trình kế hoạch hoạt động năm học mới.
+ Sau khai giảng Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động bàn bạc với trưởng ban đại diện định hướng ngày hội nghị BĐD các lớp và tổ chức hội cha mẹ học sinh tồn trường đầu năm, để báo cáo lại quá trình hoạt động năm học trước của BĐD cha mẹ học sinh. Đồng thời trợ giúp nhà trường đánh giá mặt mạnh và mặt còn hạn chế trong hoạt động của tổ chức BĐD. Tuyển chọn các bậc phụ huynh có uy tín và có tâm huyết với giáo dục hướng họ vào BĐD để phối hợp với nhà trường nhằm chăm lo việc học tập của các em và cùng với nhà trường vận động thúc đẩy phụ huynh có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục.
- Hiệu trưởng làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh, nên nhận thấy được trong năm học vừa qua về kết quả học tập của học sinh của tòan trường có nhiều tiến bộ rõ nét thể hiện sự thành công hoạt động dạy và học ở nhà trường ( Thể hiện ở phần chứng minh của bảng trên ). Trong năm học qua kết quả đạt được là do giáo viên của trường đã làm tốt công tác phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh bằng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ. Ví dụ như : Khi có học sinh bỏ học giáo viên đến tận gia đình các em tìm hiểu lý do và vận động phụ huynh tạo điều kiện cho các em đến trường, khi lớp có học sinh CHT thì giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh học sinh nắm để có phương pháp dạy các em ở nhà, nếu trong lớp học sinh có hòan cảnh khó khăn đặc biệt hoặc có biến cố gì không hay ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm lớp trình bày với Hiệu trưởng nhà trường và hội cha mẹ học sinh có phần trợ giúp kịp thời cho các em vượt qua khó khăn để học tập tốt.
Tóm lại: Trong công tác phối hợp với hội cha mẹ học sinh Hiệu trưởng là người trung tâm góp phần định ra được chương trình kế hoạch hoạt động của hội. Tham mưu tốt công tác phối hợp tạo điều kiện cần thiết để cho hội hoạt động có hiệu quả cao nhất. Người hiệu trưởng luôn tôn trọng ý kiến đóng góp quý báo của hội cha mẹ học sinh . Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, trong tổ chức và chỉ đạo các phong trào thi đua hàng năm là người quyết định nhận xét đánh giá sự thành công của từng cá nhân, tập thể giáo viên trong nhà trường được khen thưởng. Trong hai năm liền giáo viên trong nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh lập được nhiều thành tích đã được nhà trường và cấp trên khen tặng nhằm khích lệ các bậc phụ huynh và giáo viên đem hết tâm huyết để cống hiến vì sự nghiệp giáo dục cho nhà trường.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế như:
- Sự phối hợp của BĐD có lúc chưa được duy trì thường xuyên đúng quy định, đôi khi còn hoạt động không đồng đều của một số thành viên trong ban đại diện. Do đặc thù trường thuộc vùng nông thôn sâu, đời sống các bậc phụ huynh còn gặp khó khăn về kinh tế và đồng áng...
- Một số ít giáo viên chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình trong quan hệ phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh và gia đình học sinh. Còn trông chờ sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, ngại đi đến gia đình học sinh vì đường xá khó khăn, một số giáo viên phối hợp chưa nhiệt tình với phụ huynh, chưa biết cách tỏ thái độ công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
2. Bài học kinh nghệm:
Từ thực trạng phối hợp giữa Hiệu trưởng với BĐD cha mẹ học sinh trong năm học vừa qua chúng ta nhận thấy trong quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau đã tạo được điều kiện tốt trong công tác dạy và học và thực hiện đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.
- Công tác vận động gia đình đóng góp nguồn kinh phí cho nhà trường hàng năm chưa đạt kết quả cao. Hướng tới nhà trường kết hợp với BĐD cha mẹ học sinh làm tốt khâu vận động đến các nhà hảo tâm, nhà mạnh thường quân trợ giùp cho nhà trường, nhằm đẫy mạnh hơn nữa phong trào xã hội hố giáo dục ở địa phương.
- Việc phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến đời sống cán bộ giáo viên gặp hồn cảnh khó khăn trong công tác bằng việc làm thiết thực trợ giúp tiền của, vật chất, tinh thần để cho giáo viên an tâm trong công tác nghiên cứu soạn giảng và thực hiện tốt công tác giảng dạy.
- Tăng cường nhiều thêm về định mức và định giá khen thưởng đối với giáo viên và học sinh xuất sắc trong phong trào dạy và học .
- Trích một phần kinh phí thoả đáng để chi khen thưởng cho các em học sinh nghèo học giỏi ,hiếu học còn ở mức hạn chế chưa đáp ứng theo yêu cầu thực tế của cuộc sống .
- Hiệu trưởng muốn trở thành nhà quản lý có hiệu quả cần xác lập tốt mối quan hệ với các lực lượng ngồi xã hội, trong đó cầu nối quan trọng là BĐDCMHS . Trong khi phối hợp người hiệu trưởng phải nhạy bén, linh hoạt, chủ động có như vậy mới mang lại hiệu quả cao cho nhà trưòng
3. Kiến nghị đề xuất:
1/ Đối với nhà trường:
- Có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm, biện pháp phối với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh đạt hiệu quả.
-Tăng cường công tác kiểm tra các nội dung và hình thức phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để đảm bảo nề nếp hoạt động của giáo viên.
- Cần có sự phối hợp tốt hơn giửa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh trong việc đôn đốc, duy trì sĩ số và nề nếp học sinh ở các lớp phụ đạo, tạo điều kiện cho học sinh học ở nhà tốt hơn.
2/ Đối với Phòng GD – ĐT:
- Hỗ trợ thêm kinh phí để nhà trường có điều kiện trang bị cơ sở vật chất(xây dựng phòng chức năng)nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Ninh Quới A, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Người viết sáng kiến
Phan Văn Thống